KẾ HOẠCH Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 – Năm 2024 của trường THCS Cần Đốt

Tên file: ke-hoach-ngay-sach-VA-VAN-HOA-DOC-21t4-1-2.docx
Tải về

Thực hiện Kế hoạch số 345/KH-PGDĐT ngày 02/4/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Tân An về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, trường THCS Cần Đốt xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

  1. Nội dung:

Tuyên truyền về ý nghĩa và sự ra đời của Ngày sách Việt Nam .

– Giới thiệu sách về các lớp trong nhóm zalo lớp, sinh hoạt lớp.

– Thư viện nhà trường sẽ tổ chức trưng bày sách nghệ thuật, giới thiệu sách tại phòng đọc của thư viện, phòng truyền thống.

– Phát động phong trào quyên góp ủng hộ sách.

  1. Hình thức tổ chức:

Phổ biến tuyên truyền đến cán bộ, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh nội dung của Kế hoạch số 805/KH-UBND ngày 14/3/2024 của UBND tỉnh Long An về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Long An (đính kèm).

Tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia hưởng ứng, chia sẻ thông tin trang sách trực tuyến tại địa chỉ: https://book365.vn để phục vụ nghiên cứu, truy cập, học tập và tạo thói quen đọc sách.

Tập trung vào các hình thức như: Tuyên truyền trên Cổng/Trang thông tin điện tử; truyền thông qua mạng xã hội; tổ chức mít-tinh hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Tuyên truyền. vận động, khuyến khích cán bộ, nhà giáo, người lao động, người học tham gia các câu lạc bộ đọc sách với nhiều hình thức hoạt động đa dạng như sử dụng mạng xã hội (facebook, youtube…) để tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ.

  1. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng
    • Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam kết hợp với các hoạt động khác của nhà trường.
    • Tiếp tục hưởng ứng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hoá đọc năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
    • Phát động phong trào đọc sách tới toàn thể cán bộ, nhà giáo, người lao động, người học trong đơn vị, tổ chức giới thiệu sách, hướng dẫn kĩ năng tìm kiếm thông tin và kĩ năng đọc, chọn sách cho phù hợp với với tâm lí lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tình hình thực tiễn.
    • Khuyến khích phụ huynh đọc sách cùng con tại nhà (đọc sách giấy, sách điện tử,…); hướng dẫn cho con biết cách sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử để truy cập internet và tìm đọc những cuốn sách hay phù hợp với lứa tuổi.
    • Tổ chức thi tìm hiểu về sách hoặc tổ chức 01 buổi tuyên truyền, nói chuyện về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
    • Khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách lớp học; tổ chức các hoạt động luân chuyển sách, báo, tài liệu và trưng bày, giới thiệu sách; xây dựng các góc đọc, thư viện cùng học.
    • Phát động phong trào quyên góp sách cho các em học sinh khó khăn, phong trào đọc sách trong nhà trường; tổ chức câu lạc bộ đọc sách trong học sinh.

– Trưng bày, giới thiệu sách với nhiều chủ đề, nhiều đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau:

+ Sách nghiệp vụ.

+ Sách tham khảo các môn học.

+ Từ điển, bách khoa thư.

+ Sách viết về Bác Hồ, danh nhân, nhân vật lịch sử…

+ Sách thiếu nhi.

+ Sách pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống

  • Thông qua mạng xã hội để tuyên truyền phát động phong trào như:

+ Mỗi ngày một cuốn sách và những danh ngôn về sách văn hóa

+  Khuyến khích phụ huynh cùng con đọc sách ở nhà.

+ Phát động phong trào đọc sách toàn trường thông qua mạng xã hội.

+ Tuyên truyền ý nghĩa của việc đọc sách và  yêu sách.

  • GVCN phổ biến cho học sinh tham gia.

-Cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên tham gia đọc sách, mượn sách tại phòng thư viện, phòng truyền thống.